Tô Ngọc
Vân sinh ngày 15- 12 năm 1906 tại Hà Nội ( có tài liệu ghi là năm 1908)( phố
hàng quạt). Quê ông ở làng Xuân Cầu
huyện Văn Giang, Hưng Yên. Bố là Tô Văn Phú ( mất năm 1949)- mẹ là Nguyễn Thị
Nhớn ( mất năm 1965) gia đình bố thuộc giai cấp tiểu tư sản thành thị,
gia đình mẹ thuộc dòng dõi nhà nho nghèo ở nông thôn. Nghèo không có điền thổ
sống bằng tiểu thương. Từ năm lên 6 tuổi vì cha mẹ nghèo phải nhờ bà nội và một
người cô nuôi hộ. Thời kỳ này vừa đi học vừa phải giúp việc lao động cho gia
đình nuôi mình. Ở đây khó nhọc bị hắt hủi, hành hạ. lớn lên cũng ở đấy ( phố
hàng Bông Lờ Hà). Mỗi năm gặp bố mẹ vài lần sống, sống một mình trong ý nghĩ và
tình cảm. Học hết năm thứ ba trường Buởi ( trung học). Vốn thích vẽ từ thuở bé
nên quyết tâm bỏ trường Bưởi để ra ngoài tập vẽ thêm rồi khoá sau thi vào
trường mỹ thuật. Tập ở lớp dự bị được vài tháng rồi thi đỗ chính thức: Khoá 2
trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương ( khoa sơn dầu) 1926-1931. Thi ra ông đỗ
nhất khoá. Đoạn đời này đẹp nhất từ bé đến đây. Vừa được học theo sở hướng vừa
thoát khỏi gia đình nuôi mình mà mình có ác cảm. mặc khác đời sống không khó
nhọc thiếu thốn như trước.
Năm 1931 tốt nghiệp giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Không được Pháp bổ dụng, sống chật vật hai năm đi dạy học tư, vẽ thuê và làm báo. Bắt đầu làm báo Nhân Loại sau đến hai tờ Phong Hoá, Ngày Nay, cuối cùng là báo Thanh Nghị vẽ và viết cho mãi tới cách mạng. Ngày 1/1/1932 lập gia đình riêng. Vợ là Nguyễn Thị Hoàn sinh 30/12/1912: lễ cưới được tổ chức tại phố hàng Chiếu Hà Nội. Bố vợ là – Nguyễn Văn Toản công nhân nhà in tư nhân của Pháp, mẹ vợ là Nguyễn Thị Cả tiểu thương ( bán chiếu). Vợ học hết trung học năm thứ hai trường Sư Phạm thì đi lấy chồng.
Năm
1935-1938 Ông đi Cămpuchia dạy học tại
trường Xixôvát. Thời gian 1935 ông có ở Huế và vẽ nhiều bứ tranh sơn dầu về
phong cảnh Huế và thuyền trên sông Hương, ở Pnômpênh ông vẽ sư và phong cảnh
Campuchia bằng sơn dầu. Năm 1938 ông về Hà Nội dạy học ở trường Bưởi.
Năm 1939 ông được về Trường Cao đẳng Mỹ
Thuật Đông Dương dạy môn hình hoạ sau là giảng viên chính thức- được phong hàm
giáo sư. Đào tạo được nhiều hoạ sĩ xuất sắc cho đất nước như: Nguyễn Tư Nghiêm,
Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên,Mai Văn Hiếu, Kim Đồng, Lê Thành Đức, Diệp Minh
châu,Phan Kế An. Ông là thầy của nhiều thế hệ hoạ sĩ , nhiều khoá học từ năm
1939 trở về sau này….Trước năm 1945 ông thường vẽ thiếu nữ Hà Nội, những tác
phẩm chú ý như: Xuân Tươi ( lụa 1940)
Hiên và Vọi (1940) Hai thiếu nữ và em bé ( sơn dầu 1944) Thiếu nữ và em bé (
Sơn dầu 1944) thiếu nữ bên hoa Huệ ( sơn dầu 1943) Thiếu nữ với hoa sen ( sơn
dầu 1944). Đề tài chủ yếu trong những sáng tác trước cách mạng của Tô Ngọc
Vân là người đàn bà thành thị. Từ tác phẩm Dưới bóng nắng vẽ người thiếu nữ mơ
màng, với cái nhìn lơ đãng dưới hoa, nắng bên bờ ao, đến người thiếu nữ bâng khuâng
ông không diễn tả một chân dung cụ thể mà chỉ thể hiện sự trong trắng, cao quý
của người phụ nữ. Bức tranh được mọi người biết đến nhiều nhất là bức sơn dầu Bên
hoa huệ (1943). Cô gái ngồi vén tóc bên những đóa hoa huệ ngát thơm. Màu
chủ đạo của bức tranh là màu trắng của áo dài và những bông hoa huệ. Người phụ
nữ trong tranh của Tô Ngọc Vân luôn được thể hiện với lòng trân trọng chứ không
sa vào khoái cảm nhục thể nhưng cũng không quá mơ hồ, ẻo lả hoặc kiêu kỳ như
tranh vẽ của các họa sỹ cùng thời.
Các sáng tác của Tô Ngọc Vân luôn đem lại cho người xem nhiều cảm xúc. Năm 1943 trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương sơ tán lên Sơn Tây – Ông tham gia nhóm Farta thường xuyên trưng bày tác phẩm và viết trên các bài báo Hà Nội: “Quan điểm về nghệ thuật, nghệ thuật dân tộc, về Nguyễn Gia Trí”. Bước đầu của hội hoạ ViệtNam hiện đại “Nguyễn Gia Trí với sơn ta, cái đẹp trong hội hoạ”
Các sáng tác của Tô Ngọc Vân luôn đem lại cho người xem nhiều cảm xúc. Năm 1943 trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương sơ tán lên Sơn Tây – Ông tham gia nhóm Farta thường xuyên trưng bày tác phẩm và viết trên các bài báo Hà Nội: “Quan điểm về nghệ thuật, nghệ thuật dân tộc, về Nguyễn Gia Trí”. Bước đầu của hội hoạ Việt
Chân dung danh họa Tô Ngọc Vân |
Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công
ông tham gia vào phong trào văn hoá cứu quốc. Cách mạng tháng Tám đã mở ra một
cơ hội lớn để ông có thể thâm nhập sâu vào căn cốt dân tộc với vẻ đẹp giản dị,
ẩn chứa sức mạnh lay động toàn cầu. Chứng kiến các biến cố trọng đại của dân
tộc, thời gian này, Tô Ngọc Vân đem toàn bộ tâm huyết phục vụ cách mạng, phục
vụ cuộc kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc qua những tác phẩm thấm đẫm nhiệt
tình chung của thời đại. Những bức tranh cổ động: Phá xiềng; Việt Nam
được giải phóng; Hà Nội vùng đứng lên… hòa nhập một cách hữu cơ với không khí
thời đại, tiêu biểu cho sự chuyển biến lớn lao trong tư tưởng của thế hệ họa sĩ
lúc đó. Tô Ngọc Vân đã từng tâm sự: “Cuộc
kháng chiến đã làm xiêu đổ những giá trị tư tưởng cũ, chúng tôi muốn đoạn tuyệt
với cái dĩ vãng nghệ thuật mà giờ nghĩ tới sự chuyển biến đó, chúng tôi cảm
thấy khó khăn, nặng nề như chuyển một trái núi…”. Thực tiễn đời sống kháng
chiến với những sinh hoạt bình dân, những vẻ đẹp bình dị của các bà bủ, bà bầm,
những cô dân quân, anh bộ đội… đã phá tung cánh cửa khuê các, đặt các nhân vật
của Tô Ngọc Vân vào hoàn cảnh khác, mang tâm tình và suy nghĩ theo lối khác. Nổi danh là họa sĩ chuyên
vẽ phụ nữ đẹp theo quan niệm tiểu tư sản (Thiếu nữ bên hoa huệ; Hai chị em
gái…), nhưng hầu như ngay lập tức, xuất hiện trên giá vẽ của Tô Ngọc Vân những
hình ảnh, những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam dọc đường kháng chiến, với quan niệm
về cái đẹp thay đổi theo nhân sinh quan thời đại.
Ông còn được
vinh dự vào Phủ chủ tịch để vẽ Bác Hồ ( sơn dầu 1946). Ông được nhà nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hoà cử làm giám đốc trường Cao
đẳng Mỹ thuật Việt Nam .
Trường tuyển sinh và học được mấy tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cúng
với quân dân cả nước ông tham gia vào cuộc kháng chiến bằng tất cả tài năng và
sức lực của mình. Cuộc sống trong những ngày toàn quốc kháng chiến đã thắp sáng
vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm nghĩa tình, trong ước muốn cống hiến vô tư cho Tổ
Quốc, lý tưởng. Tô Ngọc Vân hăng hái tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,
mở rộng thế giới quan để đạt tới sự hoàn thiện, thống nhất giữa hình thức và
nội dung. Tô Ngọc Vân đấu tranh với chính mình cho những phương thức biểu hiện
mới của nghệ thuật phù hợp hơn với nhiệm vụ mới. Ông vẽ Trung đoàn Thủ đô; vẽ
phong trào sản xuất, tiết kiệm; vẽ ký họa nông thôn… Những bức tranh và ký họa
thời kỳ này đã đưa Tô Ngọc Vân tới vị trí trung tâm của mỹ thuật kháng chiến (Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ; Bộ đội dừng
chân trên đồi; Chị cốt cán; Đốt đuốc đi học…). Kiên quyết đứng trên lập
trường của một nền nghệ thuật thấm nhuần tư tưởng cách mạng, gắn bó chặt chẽ
với cuộc sống, gần gũi với nhân dân, mong muốn vươn tới hình thức hiện thực, là
những yếu tố quyết định để tạo nên phong cách nghệ thuật của Tô Ngọc Vân trong
9 năm kháng chiến.
Hai chiến sĩ ( Tranh màu bột 1954) |
Năm 1946 ông lên Việt Bắc tham gia công tác tại đội tuyên truyền xung
phong vẽ tranh vẽ cảnh khẩu hiệu trên những mảng tường sau đó ông chuyển sang
làm công tác hoá trang cho đội kịch tháng Tám và có tham gia đóng các vai phụ.
Năm 1948 cùng với các văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến như Thế Lữ, Phan Khôi,
Đoàn Phú Tứ, Tạ Mỹ Duật, Võ Đức Diên…tham gia công tác tại Vĩnh Chân và ông
chính là đoàn trưởng của đoàn văn hoá kháng chiến này. Sau đó ông được làm giám
đốc xưởng sơn mài Việt Nam .
Ông chính là biên tập viên đầu tiên và một trong những người sáng lập ra báo
Văn Nghệ ông có một số bài viết như “Bây
giờ mới có hội hoạ Việt Nam ”
Hoạc bài tranh luận “ Tranh tuyên truyền
với hội hoạ” “Học hay không học”.
Ông tranh luận tại Đại hội văn hoá toàn quốc 1948 với chủ đề “Sơn Mài”. Lúc Tô Ngọc Vân đang nổi tiếng
về tranh sơn dầu chứ chưa làm sơn mài bao giờ, nhưng ông vẫn bênh vực cho chất
liệu theo ông là đậm chất dân tộc khẳng định những ưu điểm quý giá của sơn mài
và tự mình sáng tác tranh: Nhã Nam
tiêu thổ kháng chiến để chứng minh.
Bác Hồ làm việc ở chiến khu ( tranh in và khắc) |
Vị trí trung tâm của Tô Ngọc Vân trong thời gian đó được khẳng định,
không chỉ bởi tài năng bậc thầy về hình thức thể hiện, mà còn bởi chính nội
dung có tính phổ biến, đề cập tới thực chất những vấn đề chủ yếu của thời đại.
Bên cạnh đó, tính chất mực thước, ổn định trong phong cách có được từ những năm
là giảng viên trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương đã ký thác vai trò chuyển
giao thời đại vào Tô Ngọc Vân. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, ông được Bộ Quốc
gia giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cử làm Giám đốc trường Cao đẳng Mỹ
thuật Việt Nam, năm 1950 làm hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1951 ông đi
chiến dịch biên giới và đi giải phóng Lào Cai. Năm 1952 ông đi sản xuất tiết
kiệm ở Thái Nguyên. Trong năm 1952 ông còn có diệp vẽ Bác Hồ và Henri Martin.
Năm 1953 chỉnh huấn và đi phát động quần
chúng ở xã Ninh Dân (Phú Thọ) vừa làm
Đội viên với bà con cùng nhau vượt qua những vất vả gian khổ và trong diệp này
ông vẽ tranh về nông dân đấu tranh với địa chủ.
Trên đường trở về căn cứ Việt Bắc 40 ngày sau
chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đã hy sinh trong lúc vừa vẽ xong bức tranh cuối
cùng đề ngày 17/6/1954, tại đèo Lũng Lô. Bức họa “Qua đèo Lũng Lô” đã khép lại sự nghiệp hội họa đang đà phát triển,
trong sự tiếc nuối của bao người mến mộ tài năng Tô Ngọc Vân. Cái mốc
cuối cùng của Tô Ngọc Vân thật rực rỡ trong sáng và kiêu hãnh, tự hào. Một họa
sĩ bậc thầy, một trí thức Việt Nam
đi theo cách mạng đã hy sinh cho Tổ quốc, cho nghệ thuật, một cách vinh quang,
trọn vẹn… Năm 1996 để khẳng định công lao đóng góp của ông cho nền mỹ thuật
nước nhà, ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đạt
Comments
Post a Comment