HÀ NỘI VÙNG ĐỨNG LÊN - TÁC PHẨM KHẮC GỖ TIÊU BIỂU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN
"Hà Nội vùng đứng lên" ( Khắc gỗ 1946) |
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá cứu quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới, với nhân sinh quan cách mạng và bức tranh “ Hà Nội vùng đứng lên ( khắc gỗ 1946)” đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
Bức tranh đã miêu tả một cô gái thành thị với chiếc áo daì tung bay mạnh mẽ với những nếp gấp thật dứt khoát. Gương mặt cương nghị nhưng cũng không kém vẽ mỹ miều, mái tóc dài uốn lượn tung bay tạo cho cô gái có nét gì đó rất duyên dáng nhưng cũng cho ta thấy được tư thế sẳn sàn. Trong cuộc chiến thần thánh của dân tộc người phụ nữ cũng không ngoại lệ, ngày thường họ là những cô gái chân yếu tay mềm nhưng khi tổ quốc cần họ sẳng sàng tham gia kháng chiến. Hình ảnh mái tóc phía sau cô gái bùng lên như một ngọn lửa quyết tâm của người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng và hình ảnh cô gái trong bức tranh này đã thể hiện được vẽ đẹp lãng mạn nhưng thật mạnh mẽ của một thiếu nữ Hà thành trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại.Cho đến cuối 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện là sự chuyển mình của các hoạ sỹ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa số các hoạ sỹ đều cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký hoạ, tranh khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật, đã phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Bức tranh cổ động: “Hà Nội vùng đứng lên” hòa nhập một cách hữu cơ với không khí thời đại, tiêu biểu cho sự chuyển biến lớn lao trong tư tưởng của thế hệ họa sĩ lúc đó. Tô Ngọc Vân đã từng tâm sự: “Cuộc kháng chiến đã làm xiêu đổ những giá trị tư tưởng cũ, chúng tôi muốn đoạn tuyệt với cái dĩ vãng nghệ thuật mà giờ nghĩ tới sự chuyển biến đó, chúng tôi cảm thấy khó khăn, nặng nề như chuyển một trái núi…”. Thực tiễn đời sống kháng chiến với những sinh hoạt bình dân, những vẻ đẹp bình dị của các bà bủ, bà bầm, những cô dân quân, anh bộ đội… đã phá tung cánh cửa khuê các, đặt các nhân vật của Tô Ngọc Vân vào hoàn cảnh khác, mang tâm tình và suy nghĩ theo lối khác. Nổi danh là họa sĩ chuyên vẽ phụ nữ đẹp theo quan niệm tiểu tư sản (Thiếu nữ bên hoa huệ; Hai thiếu nữ và em bé…), nhưng hầu như ngay lập tức, xuất hiện trên giá vẽ của Tô Ngọc Vân những hình ảnh, những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam dọc đường kháng chiến, với quan niệm về cái đẹp thay đổi theo nhân sinh quan thời đại.
Cùng với quân dân cả nước Tô Ngọc Vân tham gia vào cuộc kháng chiến bằng tất cả tài năng và sức lực của mình. Cuộc sống trong những ngày toàn quốc kháng chiến đã thắp sáng vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm nghĩa tình, trong ước muốn cống hiến vô tư cho Tổ Quốc, lý tưởng. Tô Ngọc Vân hăng hái tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, mở rộng thế giới quan để đạt tới sự hoàn thiện, thống nhất giữa hình thức và nội dung.
NGUYỄN ĐẠT
Comments
Post a Comment