Skip to main content

KẾ HOẠCH THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 PHÒNG GD&ĐT HÒN ĐẤT          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS SÓC SƠN                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    
     Số: …./KH- THCS SS                           Sóc Sơn, ngày 31  tháng 3 năm 2018

KẾ HOẠCH
Tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam
Lần 4, năm học 2017-2018
    (Hoạt động thiết thực kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26/3/1931 - 26/3/2018)
                                                                   
       Căn cứ Hướng dẫn số 31-HD/BTG ngày 13/02/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2018;
       Căn cứ kế hoạch Số: 278/KH-SGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của sở GD&ĐT Kiên Giang, kế hoạch số: 88/KH – PGDĐT của Phòng GD&ĐT Hòn Đất về việc tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam Lần 4 năm học 2017-2018.
      Trường THCS Sóc Sơn xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam lần 4, năm học 2017-2018, cụ thể như sau:   
        I. Mục đích, yêu cầu
         1. Mục đích
- Phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua về công tác tuyên truyền giáo dục biển đảo Việt Nam từ đó đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức trong các em học sinh về vị trí, vai trò chiến lược biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tạo chuyển biến trong hành động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tăng cường thông tin, chuyển tải chính xác, kịp thời các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan đến biển, đảo Việt Nam đến toàn thể các em học sinh;
- Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng một cách cụ thể đối với toàn thể các em học sinh; là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2018)
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức Cuộc thi được thực hiện trên tinh thần nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, đảm bảo tính công bằng khách quan và phải được triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và học sinh trong toàn trường, tạo được hiệu ứng xã hội tích cực trước, trong và nhất là sau khi kết thúc cuộc thi; đảm bảo đúng giá trị lịch sử, ý nghĩa, phù hợp tình hình thực tế và mang tính chất giáo dục cao.
- Cuộc thi phải được tổ chức từ cấp trường nhằm chuẩn bị nguồn lực để tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
- Học sinh tham gia cuộc thi phải thể hiện tinh thần tích cực. Bài dự thi phải đạt chất lượng cả về nội dung và hình thức trình bày.
          II. Đối tượng và thời gian tổ chức của cuộc thi.
          1. Đối tượng.
          - Toàn thể học sinh trường THCS Sóc Sơn.
          - Mỗi tập thể lớp nộp tối thiểu là 03 bài tối đa là 5 bài dự thi.
          2. Thời gian.
          - Bắt đầu phát động vào ngày 2/4/2018 (Triển khai kế hoạch trong tiết sinh hoạt dưới cờ ở tuần 30 HKII).
          - Hạn chót nhận bài dự thi vào ngày 14/4/2018 (thứ 7), nộp trực tiếp cho thầy Đạt  TPT Đội.
          - Thời gian chấm bài dự thi vào ngày 14 - 17/4/2018.
          - Thời gian học sinh nộp bài cho nhà trường để gửi về Phòng GDĐT Hòn Đất chậm nhất vào ngày 18/4/2018.
          III. Nội dung, hình thức và quy định chung về cuộc thi
          1. Nội dung và hình thức
          1.1. Nội dung: Học sinh trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm ( Bộ câu hỏi gửi về cho các lớp, mỗi lớp 1 bộ)
          II. PHẦN TỰ LUẬN (không quá 1000 từ)
          Em hãy viết  bài văn trình bày những hiểu biết của mình về tình hình biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của tuổi trẻ học đường trong việc giữ vững chủ quyền, phát triển biển đảo quê hương.
          1.2. Hình thức
Thi theo hình thức trả lời câu hỏi và thi viết, bao gồm 20 câu  trắc nghiệm và 01 câu tự luận.
2. Các quy định chung
- Phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm phải trả lời lần lượt tất cả các câu hỏi, không khuyết và phải theo thứ tự từ câu 01 đến câu 20.
- Đối với câu tự luận: nội dung viết ngắn gọn, không dưới 800 từ và không vượt quá 1.000 từ, được viết tay hoặc đánh máy vi tính một mặt trên khổ giấy A4, font Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng Single, đánh số trang theo thứ tự, được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, dễ đọc. Khuyến khích những bài dự thi có hình thức trình bày đẹp, thể hiện tính sáng tạo và có hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung. (Không giới hạn kích thước, chất liệu, số lượng hình ảnh); học sinh có thể tham khảo ở nhiều tài liệu, bằng nhiều cách, kể cả tham khảo trên mạng. Tuy nhiên, khi làm bài, học sinh phải thực hiện bằng kiến thức tự thu thập và văn phong của mình, để bài thi thực sự là một văn bản của chính mình soạn thảo từ kiến thức bản thân thông qua học tập, nghiên cứu và kể cả cập nhật từ các nguồn thông tin chính thức khác, có dẫn nguồn cụ thể.
- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ các câu hỏi do Ban Tổ chức Cuộc thi đề ra. Những bài dự thi có hình thức, nội dung trả lời câu hỏi tự luận giống nhau bị xem như là không hợp lệ.
- Bài dự thi phải ghi rõ: trường, lớp, họ tên, số điện thoại (nếu có). Ban tổ chức Cuộc thi sẽ chọn tối đa 5 bài để dự thi cấp tỉnh.            
        IV. Thành phần ban tổ chức và giám khảo
         1. Đ/c Đào Thị Lương Anh- Hiệu trưởng (trưởng ban).
         2. Đ/c Đoàn Tất Long -  Chủ tịch Công Đoàn (phó ban trực ).
         3. Đ/c Trương Thị Liên - Tổ trưởng Tổ Văn - GDCD (phó ban chuyên môn).
         4. Đ/c Nguyễn Tấn Đạt TPT Đội (thành viên).
         5. Đ/c  Ninh Thị Thúy -  Tổ trưởng tổ Sử - Địa (thành viên).
        V. Cơ cấu giải thưởng, kinh phí
         1. Cơ cấu giải thưởng.
          - 01 giải nhất:150 000đ.                  
- 01 giải nhì: 100 000đ.
- 01 giải ba:  80 000đ.
          - 02 giải khuyến khích: 50 000đ/giải.
          2. Kinh phí tổ chức
          - Tổng giải thưởng: 430 000đ.          
- Nước uống cho BGK: 170 000đ
          - Tổng chi: 600. 000đ.
          - Nguồn kinh phí: Kinh phí tổ chức, khen thưởng được sử dụng từ  nguồn huy động xã hội hóa.
        VI. Tổ chức thực hiện
          Kế hoạch này được phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường tại buổi sinh hoạt đầu tuần vào ngày 02/4/2018 và được niêm yết tại bảng tin đồng thời đưa lên mail của các Tổ chuyên môn, Mail và Zalo của Giáo viên chủ nhiệm  trường.
Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm phối hợp với ban tổ chức thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc.  Trường sẽ cộng 10 điểm phong trào vào tháng 4/2018 đối với các lớp tham gia nghiêm túc, đạt số lượng và chất lượng bài, đối với các lớp tham gia không đủ số lượng (03 bài/lớp) hoặc tham gia không hết các câu hỏi thì trừ 05 điểm/1 bài. Đặc biệt là những lớp không tham gia sẽ bị trừ 30 điểm và khiển trách trước toàn trường.
         Các thành viên trong ban giám khảo phối hợp chặt chẽ và thực hiện tốt kế hoạch này.
        Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gì thì báo ngay cho trưởng ban tổ chức để xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết.  
                                                                                   T/M BAN TỔ CHỨC
  Nơi nhận:                                                                                  TRƯỞNG BAN
  - Chi bộ (để chỉ đạo);                                                    
  - Các thành viên trong ban tổ chức và giám khảo (để thực hiện);
  - Liên Đội (để thực hiện);                                                                                
  - 29 giáo viên chủ nhiệm (để thực hiện);
  - Lưu: VT.                                                                                       


1. Mẫu giấy tham gia cuộc thi.

Comments

Popular posts from this blog

THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ - TÔ NGỌC VÂN

             Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu  Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu-1943) Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu-1943) Thiếu nữ bên hoa Huệ và những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Tô Ngọc Vân  trên kênh youtube Nguyen Tan Dat  https://www.youtube.com/watch?v=Fg23lqojeLw     “ Thiếu nữ bên hoa huệ ” là một bức tranh miêu tả dáng một thiếu nữ Hà thành nghiêng nghiêng thật tự nhiên, uyển chuyển, tay vờn nhẹ cành huệ trắng tinh khiết. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ. Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “ Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943 ), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời.Trong những năm 1920 xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc ở thành thị cuộc sống tư sản hoá đã thắng lợi và ổn định, đời sống về mặt tinh thần cũng được đòi hỏi với nhu cầu tiếp cận với nền văn

HÀ NỘI VÙNG ĐỨNG LÊN - TÁC PHẨM KHẮC GỖ TIÊU BIỂU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

    "Hà Nội vùng đứng lên" ( Khắc gỗ 1946) Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá cứu quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới, với nhân sinh quan cách mạng và bức tranh “ Hà Nội vùng đứng lên ( khắc gỗ 1946)”    đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Bức tranh  đã miêu tả một cô gái thành thị  với chiếc áo daì tung  bay mạnh mẽ với những nếp gấp thật dứt khoát.  Gương mặt cương nghị nhưng cũng không kém vẽ mỹ miều, mái tóc dài uốn lượn tung bay  tạo cho cô gái có nét gì đó rất duyên dáng nhưng cũng cho ta thấy được tư thế sẳn  sàn. Trong cuộc chiến thần

THIẾU NỮ HÀ THÀNH NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRANH VẼ PHỤ NỮ VIỆT NAM CỦA HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN

Con người là sản phẩm cao quý nhất do lao động hình thành nên có cấu trúc tỉ lệ cân đối hoàn chỉnh có cấu tạo hình khối đẹp nhất trong giới tự nhiên. Chính vì vậy từ ngàn xưa cho tới nay hình tượng con người đặc biệt là người phụ nữ  luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà nghệ sĩ cho dù cơ thể người phụ nữ là đối tượng khó vẽ và phức tạp đối với người học vẽ và sáng tạo mỹ thuật. Hai thiếu nữ và em bé - Tô Ngọc Vân Hình tượng người phụ nữ xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam , từ thuở hồng hoang trên vách đá hang Đồng Nội (Hoà Bình). Người Việt cổ xưa đã phản ánh vẻ đẹp của các cô gái nguyên thuỷ bằng những nét đục khắc thô sơ, ngộ nghĩnh. Có lẽ đây là "tác phẩm" mỹ thuật cổ nhất ở nước ta. Đến thời đồ đồng, người phụ nữ cùng công việc, chức năng của họ đã đi vào đời sống mỹ thuật thực dụng khá độc đáo, phong phú. Từ đầu đến eo, hông của họ được tạo hình thành chuôi dao, cán rìu, rồi đến những công việc như xay thóc, giã gạo, nhảy múa