Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ sưu tập bảo vật vua triều Nguyễn, là sưu tập bảo vật cung đình duy nhất trong lịch sử Cổ trung đại Việt Nam . Hiện nay bảo tàng đang trưng bày, giới thiệu một số bảo vật và nhiều bí mật đang dần hé lộ.
Bài 1: Bước đường lưu lạc của Bảo vật hoàng cung
Gìn giữ bảo vật trong thời kháng chiến
Tại NHNNVN, khi hội đồng tiếp nhận Bảo vật Quốc gia cùng với các cán bộ của BTLSVN lần lượt mở các thùng có niêm phong rất cẩn thận, ai cũng hồi hộp. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên được nhìn những đồ dùng của vua và cung đình.
Các thùng được mở ra, ai cũng choáng ngợp không chỉ vì vàng bạc, châu báu mà cả vẻ đẹp lộng lẫy đến mê hồn. Nhưng trong cái đẹp chung đó, các nhà quản lý cũng như những người làm bảo quản không khỏi xót xa khi nhìn thấy trong đó có nhiều bảo vật đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
… Rồi một dự án bảo quản tu sửa bảo vật được ra đời. Dự án đầu tiên tập trung tu sửa, phục hồi bốn mũ triều phục, năm thanh bảo kiếm và sáu khay trà bằng ngà bị mối xông hư hỏng quá nặng. Đây là công việc không hề đơn giản, bởi loại hình dự án mới, có tính đặc thù cao. Loại hình dự án nghiên cứu khoa học về bảo quản, tu sửa phục hồi bảo vật quý hiếm chưa có trong tiền lệ.
Từ trái qua là lồng ấp bằng vàng dùng bỏ than vào sưởi ấm mùa đông, ống nhổ bằng vàng dùng đựng nước thừa và nước cốt trầu và hộp vàng dùng để đựng trầu cau. |
Trong lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng, bao gồm nghiên cứu về khoa học lịch sử, về trang trí mỹ thuật cung đình, về trang phục cung đình… và trong thực tế không có loại hình tương tự để đối sánh. Nhưng Ban Giám đốc BTLSVN đã giao cho Phòng Kỹ thuật bảo quản mời một số chuyên gia, nghệ nhân và các nhà khoa học trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, mỹ thuật nghiên cứu xây dựng dự án.
Sau gần một tháng khảo sát nghiên cứu, bước đầu đã định hình được nội dung những công việc cần làm. Ban dự án tiếp tục đến các đình, đền chùa, nơi có những chiếc mũ thờ, kiếm thờ tương tự để khảo sát, nghiên cứu hay vào Huế, gặp các nhà nghiên cứu về Huế tìm hiểu thêm.
Đài thờ bằng vàng, ngọc, đá quý, san hô dùng đựng các lễ vật trong nghi lễ tế tự ở hoàng cung |
Bằng nhiều cách tiếp cận, sau hơn sáu tháng xây dựng được một dự án khả thi cùng với các mô hình mũ. Và sau gần một năm triển khai thực hiện 37 nội dung cơ bản của dự án được duyệt, và trải qua bao nhiêu khó khăn, thách thức, có lúc bị ách tắc. Cuối cùng bốn mũ triều phục, năm thanh bảo kiếm, sáu khay trà bằng ngà được trả lại tên.
Năm bảo kiếm phần cốt gỗ bên trong vỏ kiếm bị mục mọt, hư hỏng toàn bộ, đồi mồi bọc ngoài cốt gỗ bị hỏng nhiều đã trở laị những thanh Bảo kiếm long lanh, oai phong như vốn có. Sáu khay trà bằng ngà, đáy không còn.
Hai cây kiếm gồm cây "An dân bảo kiếm" (dưới) của vua Khải Định bằng vàng, đồi mồi dài 90cm – là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia và cây kiếm bằng vàng, đồi mồi, ngọc phía trên |
Giờ đây nhìn sáu khay trà có đáy bằng gỗ trắc đã được làm màu giả cổ, không ai biết rằng trước đây chỉ là những thanh ngà chạm lộng, trang trí hình rồng hay phượng, đan xen mây lá, nhiều chỗ bị gãy, vỡ.
Đặc biệt, bốn mũ triều phục chỉ còn các chi tiết, giờ đây đã trở lại những chiếc mũ nguy nga, lộng lẫy. Trên mỗi mũ được gắn một mặt rồng phù hình dơi bằng vàng ở phía trước và hàng chục con rồng con, rồng ổ được tết, ráp từ những sợi vàng nhỏ, rất công phu, cầu kỳ. Bên cạnh là cặp hốt thông thiên, bác sơn hình vương miện, áng mây, hoa lá cùng với những đao lửa bằng vàng ở giữa có gắn các viên đá đủ màu sắc.
Tất cả các chi tiết trang trí trên đều được nghiên cứu, sắp xếp bố trí vào những vị trí thích hợp theo những phương án được Ban dự án, Hội đồng khoa học trao đổi, bàn bạc, cân nhắc rất kỹ. Những đồ án bố trí dựa vào những phân tích, dựa vào những trang trí kiến trúc, trang phục thời Nguyễn và phải hợp lô gic, hợp quy luật.
Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn là sưu tập bảo vật cung đình duy nhất trong kho tàng cổ vật Việt
Chậu bằng ngọc bọc vàng, cẩn đá quý cao 10cm, đường kính 29cm dùng trong sinh hoạt của nhà vua |
Tháng 8 năm 1945, cách mạng thành công. Ông Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào Huế để tiếp thu ấn tín của vị vua cuối cùng triều Nguyễn và thu được thêm những bảo vật này. Có đến hàng ngàn bảo vật rất giá trị cả về kinh tế, văn hóa và lịch sử. Hành trình các bảo vật này trước khi về BTLSVN khá cam go.
Thoạt tiên, chúng được đưa ra Liên khu V và đi theo cuộc kháng chiến suốt 9 năm trời. Do điều kiện kháng chiến phải di chuyển nhiều, kho tàng không được đảm bảo an toàn lại thêm hoàn cảnh thiếu thốn đủ điều, Ủy ban Kháng chiến Liên khu V đề nghị Chính phủ bán để lấy tiền xung công quỹ phục vụ kháng chiến.
Tuy nhiên, Bác Hồ và Chính phủ sớm nhận ra giá trị của bộ sưu tập này và coi đó là tài sản văn hóa vô cùng giá trị của cha ông để lại nên không đồng ý. Qua đây, càng cảm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người có tầm nhìn rất xa, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt vẫn có lòng tin tất thắng vào ngày mai của dân tộc.
Hòa bình lập lại, sưu tập bảo vật được giao về Bộ Tài chính, sau mới về Bộ Văn hóa. Từ đây, các bảo vật được giao BTLSVN lưu giữ, bảo quản và phát huy. Vào thập niên 1960, một số bảo vật trong sưu tập được đưa ra trưng bày. Năm 1962, một sự cố hy hữu đã xảy ra, kẻ gian lợi dụng sơ hở trong bảo vệ và quản lý trưng bày, nên chúng lấy cắp một ấn tín bằng vàng.
Tại triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn” dưới sự phối hợp của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 64 bảo vật rất quý báu trong số 2.500 cổ vật từ ngày xa quê hương, sau 71 năm ròng rã đã lần đầu về Huế ra mắt mọi người. Các cổ vật này phân thành 4 nhóm, quan trọng nhất nhóm này là sưu tập biểu trưng quyền lực với ấn, kiếm, kim sách, mũ miện, thẻ bài. Trong đó, ấn, kiếm được coi là trọng khí của quốc gia, là vật bảo chứng cho sự hiện diện và xác nhận ý chí, mệnh lệnh của các vua triều Nguyễn. |
Câu chuyện này làm xôn xao dư luận lúc bấy giờ và được người trong cuộckể lại cho biết, thời đó, mỗi tuần, bảo tàng chỉ mở cửa ba ngày ( thứ 3, 5, 7). Đến giờ đóng cửa, bảo vệ đi kiểm tra và mời khách tham quan ra về. Kẻ gian nắm vững quy luật, chúng nằm trốn vào một vị trí và ở lại trong gian trưng bày của bảo tàng. Trong vòng một ngày và một đêm, cùng với những dụng cụ có sẵn trong tay, chúng cạy tủ lấy ấn tín. Chờ đến ngày mở cửa tiếp theo, chúng trà trộn vào khách tham quan, ngang nhiên đi ra cửa. Sau một thời gian dài, công an Hà Nội mới tìm được thủ phạm.
Trước tình hình an ninh không đảm bảo, các cơ quan chức năng quyết định kiểm kê, đóng hòm niêm phong và gửi tại kho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN). Năm 2007, sau khi BTLSVN tu sửa kho cất giữ và được sự đồng ý của Chính phủ, các báu vật mới được đưa trở lại. Phục hồi bảo vật hoàng cung triều Nguyễn Triều đại phong kiến nhà Nguyễn không chỉ để lại cho Huế một di tích và được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới mà còn để lại cho kho tàng cổ vật Việt Nam những báu vật vô giá.
Vẻ đẹp tinh xảo của các bảo vật hoàng cung |
Bộ ấm chén và khay rượu bằng vàng dùng trong hoàng cung |
Thìa bằng ngọc bọc vàng có cán bằng san hô dài 18,3cm dùng trong bữa ăn hoàng cung triều Nguyễn |
Các bình và lọ ngọc dùng đựng hương liệu |
Nghiên mực bằng ngọc và vàng, dùng để mài mực, mài son trong hoàng cung |
Đỉnh thờ tinh xảo bằng bạc năm Khải Định thứ nhất 1916 dùng để đốt trầm trong các nghi lễ triều đình |
|
Bát bằng ngọc bọc vàng và đôi đũa bằng ngọc dùng trong bữa ăn cung đình. |
Bộ đồ ăn trầu bằng vàng của vua hoặc hoàng hoàng hâu, gồm cối, chày giã, sêu, đinh ba… |
Các ấn vàng dành cho Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức; ấn vàng mạ bạc dành Hoàng hậu Nam Phương vợ vua Bảo Đại; ấn vàng mạ bạc dành cho Hoàng thái tử Bảo Long con vua Bảo Đại; ấn ngọc đời vua Thiệu Trị dùng cho những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ. |
Kim sách "Đế hệ thi" bằng vàng với 13 tờ vàng, dài 23,2cm, rộng 13,7cm được đúc năm 1823 đời vua Minh Mạng. Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh tức đời thứ 5, do 11 vua nối tiếp thuộc cả chi khác hoặc thế hệ trước. |
Hốt ngọc của nhà vua (nằm trên, là vật biểu trưng quyền lực của nhà vua, cầm trên tay khi thiết triều) và các thẻ bài Cơ mật đại thần bằng vàng dùng cho đại thần ở Viện Cơ mật – cơ quan đặc trách tham mưu những vấn đề quan trọng nhất của triều đình, đặc biệt là về quân sự thành lập năm 1834; thẻ bài Ngự tiền sắc mệnh bằng ngọc dùng cho quan Nội các ở bên dưới. |
Tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang lưu giữ và trưng bày hàng ngàn cổ vật quý giá, ghi dấu về cuộc sống cung đình triều Nguyễn. Nhiều bảo tàng địa phương khác đang lưu giữ nhiều hiện vật thời Nguyễn như Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Bà Rịa-Vũng Tàu với sưu tập súng các loại. Năm 2003, Bảo tàng Hà Tĩnh trục vớt bộ ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” bằng đồng, năm Minh Mạng thứ hai (1821). Đây là ba khẩu thần công có trang trí hoa văn tinh xảo và được khảm bạc rất đẹp.
Đặc biệt, nhiều bảo vật hoàng cung đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) được làm bằng vàng, bạc, ngọc, ngà, đá quí.
Nguồn: Sưu tầm từ Báo Đất Việt, Báo Dân Trí
Comments
Post a Comment