Skip to main content

Mỗi sớm mai nhìn về phía mặt trời


Mong ước có một ngày “Biển Đông và hải đảo ViệtNam” trên Tuổi Trẻ ngày càng trở thành mối quan tâm nóng bỏng của mỗi  người dân Việt, đã được đông đảo bạn đọc đồng tình ủng hộ, từ các đại biểu Quốc hội đến những công dân bình thường. Tâm nguyện ấy không phải là chuyện bắt đầu từ thời gian này khi những sự kiện đang diễn ra trên biển Đông
Không chỉ vì những ngày này hàng ngàn tàu cá của ngư dân ta đang nằm bờ vì lệnh cấm kỳ quặc từ nước láng giềng: biển của Việt Nam, ngư trường của Việt Nam mà ngư dân ta không được giong thuyền ra khơi. Một lệnh cấm vô lý và không thể nào chấp nhận!
Lịch sử của người Việt đãl khởi thủy bằng truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với 50 người con theo mẹ ên rừng, 50 người con theo cha xuống biển.
Lịch sử chống ngoại xâm của người Việt cũng ghi lại trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài vào Việt Nam, có 10 cuộc xâm lược bằng đường biển.Lịch sử vệ quốc của chúng ta cũng lưu dấu hào hùng bởi những trận đánh lừng danh trên biển, những địa danh mà mỗi khi vang lên nó tiếp thêm sức mạnh cho cả dân tộc trong những tháng năm trường kỳ kháng chiến mà điển hình là hào khí Bạch Đằng giang.
Cuộc đấu tranh gìn giữ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông bao nhiêu thế kỷ qua luôn là những trang sử bi hùng của người Việt. Từ những ngư dân vô danh đã giong thuyền vượt sóng ra những mảnh đất giữa trùng dương hàng ngàn năm trước, để lại dấu chân Việt trên những bãi đá san hô cho đến những đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn sau này.
Hành trình ấy là sự kế truyền tiếp nối của dòng máu Lạc Hồng bất khuất với rất nhiều máu xương hàng ngàn con dân đất Việt đã đổ xuống để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày 15-3-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hải Phòng đi thăm bộ đội hải quân, sau đó từ sông Cấm, tàu đưa Bác qua sông Bạch Đằng, ra vùng biển Đông Bắc, thăm hang Đầu Gỗ, nơi lưu dấu chiến công hiển hách của các bậc tiền nhân đã từng đánh tả tơi quân xâm lược. Trên vịnh Hạ Long tươi đẹp tháng 3 năm ấy, Người căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời có biển.Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết gìn giữ lấy nó...”. Câu nói đó của Hồ Chủ tịch giờ đây ở bất cứ doanh trại nào của hải quân nhân dân Việt Nam đều được treo ở nơi trang trọng!
Và ngày nay, biển và hải đảo không chỉ là lịch sử. Đó còn là tổng hòa của chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống quốc gia.
Một ngày hướng về biển Đông và hải đảo - nhưng không chỉ là một ngày trong 365 ngày của một năm!
Một ngày hướng về biển đông và hải đảo cũng là sự nhắc nhở với mỗi người khi sớm mai thức dậy, nhìn về phía mặt trời mọc, những người dân Việt sẽ nhớ đó là biển Đông, là Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam, là gia tài có được từ máu xương của cha ông ta để lại và cháu con nay quyết giữ gìn!
                                                                                                           LÊ ĐỨC DỤC

Comments

Popular posts from this blog

THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ - TÔ NGỌC VÂN

             Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu  Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu-1943) Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu-1943) Thiếu nữ bên hoa Huệ và những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Tô Ngọc Vân  trên kênh youtube Nguyen Tan Dat  https://www.youtube.com/watch?v=Fg23lqojeLw     “ Thiếu nữ bên hoa huệ ” là một bức tranh miêu tả dáng một thiếu nữ Hà thành nghiêng nghiêng thật tự nhiên, uyển chuyển, tay vờn nhẹ cành huệ trắng tinh khiết. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ. Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “ Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943 ), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời.Trong những năm 1920 xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc ở thành thị cuộc sống tư sản hoá đã thắng lợi và ổn định, đời sống về mặt tinh thần cũng được đòi hỏi với nhu cầu tiếp cận với nền văn

HÀ NỘI VÙNG ĐỨNG LÊN - TÁC PHẨM KHẮC GỖ TIÊU BIỂU VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

    "Hà Nội vùng đứng lên" ( Khắc gỗ 1946) Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá cứu quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới, với nhân sinh quan cách mạng và bức tranh “ Hà Nội vùng đứng lên ( khắc gỗ 1946)”    đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Bức tranh  đã miêu tả một cô gái thành thị  với chiếc áo daì tung  bay mạnh mẽ với những nếp gấp thật dứt khoát.  Gương mặt cương nghị nhưng cũng không kém vẽ mỹ miều, mái tóc dài uốn lượn tung bay  tạo cho cô gái có nét gì đó rất duyên dáng nhưng cũng cho ta thấy được tư thế sẳn  sàn. Trong cuộc chiến thần

THIẾU NỮ HÀ THÀNH NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRANH VẼ PHỤ NỮ VIỆT NAM CỦA HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN

Con người là sản phẩm cao quý nhất do lao động hình thành nên có cấu trúc tỉ lệ cân đối hoàn chỉnh có cấu tạo hình khối đẹp nhất trong giới tự nhiên. Chính vì vậy từ ngàn xưa cho tới nay hình tượng con người đặc biệt là người phụ nữ  luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà nghệ sĩ cho dù cơ thể người phụ nữ là đối tượng khó vẽ và phức tạp đối với người học vẽ và sáng tạo mỹ thuật. Hai thiếu nữ và em bé - Tô Ngọc Vân Hình tượng người phụ nữ xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam , từ thuở hồng hoang trên vách đá hang Đồng Nội (Hoà Bình). Người Việt cổ xưa đã phản ánh vẻ đẹp của các cô gái nguyên thuỷ bằng những nét đục khắc thô sơ, ngộ nghĩnh. Có lẽ đây là "tác phẩm" mỹ thuật cổ nhất ở nước ta. Đến thời đồ đồng, người phụ nữ cùng công việc, chức năng của họ đã đi vào đời sống mỹ thuật thực dụng khá độc đáo, phong phú. Từ đầu đến eo, hông của họ được tạo hình thành chuôi dao, cán rìu, rồi đến những công việc như xay thóc, giã gạo, nhảy múa